Các loại thuế phải tính khi mua hàng từ nước ngoài
- Thứ tư - 22/04/2020 21:33
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Mua hàng phải chịu thuế là điều đương nhiên. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết được cách tính thuế cụ thể ra sao và rất nhiều người có thắc mắc là cách tính thuế khi mua hàng từ nước ngoài về Việt Nam được tính như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu chi tiết hơn trong bài viết này nhé!
Các loại thuế khi mua hàng nước ngoài mà người mua phải chịu là gì
+ Thuế tiêu thụ đặc biệt (Thuế TTĐB): Là loại thuế chỉ áp dụng với những mặt hàng mà nhà nước hạn chế tiêu thụ như thuốc lá, bia rượu và xe ô tô. Trong thực tế thì đa phần các mặt hàng có nhu cầu mua nước ngoài sẽ không chịu loại thuế này.
+ Thuế giá trị gia tăng (VAT): Là loại thuế áp dụng với tất cả các mặt hàng, với các tỷ suất thuế thường là 0%, 5%, 10%. Hầu như tất cả các mặt hàng nhập khẩu đều chịu thuế VAT tương tự các mặt hàng tiêu dùng tại Việt Nam là mức 10% .
+ Thuế nhập khẩu: Có lẻ đây là loại thuế phức tạp nhất và bắt buộc khi bạn nhập hàng hoặc mua hàng từ nước ngoài về Việt Nam.
Có thể bạn quan tâm mua hàng Amazon ở đâu uy tín
Loại Thuế này có cả một bảng thuế nhập khẩu khá dài, bởi với mỗi mặt hàng đều có một mức thuế khác nhau.
Thuế nhập khẩu cũng có sự phân biệt nguồn gốc hàng, nhập hàng tại Mỹ sẽ có thuế khác với nhập hàng tại Đức, Canada, hay Nhật Bản…
Bởi ở mỗi quốc gia mức thuế nhập khẩu được quy định bởi các hiệp hội thương mại mà quốc gia đó tham gia: hàng hóa từ Mỹ sẽ được tính thuế theo biểu thuế nhập khẩu WTO mà Việt Nam gia nhập.
Mua hàng từ Trung sẽ được tính theo biểu thuế của hiệp định ASEAN, còn mua hàng từ Nhật sẽ được tính theo biểu thuế của hiệp định ASEA, mức thuế nhập khẩu Trung hoặc Nhật có mức ưu đãi hơn so với biểu thuế ở Mỹ. Thật ra bạn không cần phải nhớ đâu, chỉ cần bạn tra bảng thuế nhập khẩu mỗi khi bạn muốn mua, nhập hàng là được rồi.
Những nguyên tắc tính thuế khi mua, nhập hàng nước ngoài
Nguyên tắc tính thuế theo thứ tự như sau:
Sẽ tính thuế tiêu thụ đặc biệt trước, rồi đến thuế nhập khẩu và thuế VAT. Cụ thể chúng ta sẽ tính như sau:
Thuế tiêu thụ đặc biệt = Giá trị hải quan của hàng hóa NK x Thuế suất thuế TTĐB (%)
Thuế nhập khẩu = (Giá trị hải quan của hàng hóa NK + Thuế TTĐB) x Thuế suất thuế nhập khẩu (%).
Thuế GTGT = (Giá trị hải quan của hàng hóa NK + Thuế TTĐB + Thuế nhập khẩu) x Thuế suất GTGT (%)
Theo công thức trên:
Giá trị hải quan của hàng hóa nhập khẩu chính là giá trị của hàng hóa tính đến cửa khẩu Việt Nam. Tức là gồm có giá mua theo hóa đơn cộng với chi phí vận chuyển quốc tế. Nếu đơn hàng của bạn freeship thì giá trị hàng để tính hải quan chính là giá ghi trên hóa đơn/ giá đặt hàng. Khi đơn hàng của bạn có tính ship thì giá trị kê khai hải quan là giá trên hóa đơn sẽ phải cộng thêm phí ship.
Bạn cần phải nộp thuế giá trị gia tăng cho phần thuế nhập khẩu, nếu các mặt hàng chịu thuế nhập khẩu cao thì sau khi tính thuế VAT nữa giá sẽ càng đội cao hơn.
Hàng hóa có giá trị ra sao thì được miễn thuế?
Theo quy định của nhà nước,khi hàng nhập khẩu qua chuyển phát nhanh có giá trị dưới 1 triệu sẽ được miễn thuế và lệ phí kê khai hải quan. Những hàng hóa như thế này việc làm thủ tục hải quan nhanh chóng và được miễn toàn bộ thuế, phí. Còn với những lô hàng trên 1 triệu sẽ phải tính thuế bình thường theo quy định của nhà nước.
Lệ phí hải quan là bao nhiêu?
Các đơn vị vận chuyển có thể tổng hợp nhiều đơn hàng để kê khai trên cùng 1 tờ hải quan. Mức phí hải quan, lệ phí quá cảnh đối với hàng hóa, phương tiện sẽ được tính như sau:
Phí đăng ký tờ khai hải quan: 20,000 VNĐ/ 1 tờ khai.
Lệ Phí kiểm tra, giám sát hoặc tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu mà có yêu cầu bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ: 200,000 VNĐ/ 1 đơn.
Lệ phí quá cảnh đối với hàng hóa là: 200,000 VNĐ/ tờ khai, đối với phương tiện quá cảnh đường bộ như ô tô, đầu kéo…là : 200,000 VNĐ/ phương tiện, và đối với phương tiện quá cảnh đường thủy như tàu, ca nô, xà lan…là : 500,000 VNĐ/ phương tiện.
Trên đây là cách tính thuế khi mua hàng hóa từ nước ngoài về. Hy vọng những chia sẻ này có thể giúp ích cho các bạn đang quan tâm đến việc đóng thuế khi mua hoặc nhập hàng hóa về Việt Nam.
Nếu bạn muốn nhờ dịch vụ mua hàng có thể tham khảo cách mua hàng amazon eBay
Các loại thuế khi mua hàng nước ngoài mà người mua phải chịu là gì
+ Thuế tiêu thụ đặc biệt (Thuế TTĐB): Là loại thuế chỉ áp dụng với những mặt hàng mà nhà nước hạn chế tiêu thụ như thuốc lá, bia rượu và xe ô tô. Trong thực tế thì đa phần các mặt hàng có nhu cầu mua nước ngoài sẽ không chịu loại thuế này.
+ Thuế giá trị gia tăng (VAT): Là loại thuế áp dụng với tất cả các mặt hàng, với các tỷ suất thuế thường là 0%, 5%, 10%. Hầu như tất cả các mặt hàng nhập khẩu đều chịu thuế VAT tương tự các mặt hàng tiêu dùng tại Việt Nam là mức 10% .
+ Thuế nhập khẩu: Có lẻ đây là loại thuế phức tạp nhất và bắt buộc khi bạn nhập hàng hoặc mua hàng từ nước ngoài về Việt Nam.
Có thể bạn quan tâm mua hàng Amazon ở đâu uy tín
Loại Thuế này có cả một bảng thuế nhập khẩu khá dài, bởi với mỗi mặt hàng đều có một mức thuế khác nhau.
Thuế nhập khẩu cũng có sự phân biệt nguồn gốc hàng, nhập hàng tại Mỹ sẽ có thuế khác với nhập hàng tại Đức, Canada, hay Nhật Bản…
Bởi ở mỗi quốc gia mức thuế nhập khẩu được quy định bởi các hiệp hội thương mại mà quốc gia đó tham gia: hàng hóa từ Mỹ sẽ được tính thuế theo biểu thuế nhập khẩu WTO mà Việt Nam gia nhập.
Mua hàng từ Trung sẽ được tính theo biểu thuế của hiệp định ASEAN, còn mua hàng từ Nhật sẽ được tính theo biểu thuế của hiệp định ASEA, mức thuế nhập khẩu Trung hoặc Nhật có mức ưu đãi hơn so với biểu thuế ở Mỹ. Thật ra bạn không cần phải nhớ đâu, chỉ cần bạn tra bảng thuế nhập khẩu mỗi khi bạn muốn mua, nhập hàng là được rồi.
Những nguyên tắc tính thuế khi mua, nhập hàng nước ngoài
Nguyên tắc tính thuế theo thứ tự như sau:
Sẽ tính thuế tiêu thụ đặc biệt trước, rồi đến thuế nhập khẩu và thuế VAT. Cụ thể chúng ta sẽ tính như sau:
Thuế tiêu thụ đặc biệt = Giá trị hải quan của hàng hóa NK x Thuế suất thuế TTĐB (%)
Thuế nhập khẩu = (Giá trị hải quan của hàng hóa NK + Thuế TTĐB) x Thuế suất thuế nhập khẩu (%).
Thuế GTGT = (Giá trị hải quan của hàng hóa NK + Thuế TTĐB + Thuế nhập khẩu) x Thuế suất GTGT (%)
Theo công thức trên:
Giá trị hải quan của hàng hóa nhập khẩu chính là giá trị của hàng hóa tính đến cửa khẩu Việt Nam. Tức là gồm có giá mua theo hóa đơn cộng với chi phí vận chuyển quốc tế. Nếu đơn hàng của bạn freeship thì giá trị hàng để tính hải quan chính là giá ghi trên hóa đơn/ giá đặt hàng. Khi đơn hàng của bạn có tính ship thì giá trị kê khai hải quan là giá trên hóa đơn sẽ phải cộng thêm phí ship.
Bạn cần phải nộp thuế giá trị gia tăng cho phần thuế nhập khẩu, nếu các mặt hàng chịu thuế nhập khẩu cao thì sau khi tính thuế VAT nữa giá sẽ càng đội cao hơn.
Hàng hóa có giá trị ra sao thì được miễn thuế?
Theo quy định của nhà nước,khi hàng nhập khẩu qua chuyển phát nhanh có giá trị dưới 1 triệu sẽ được miễn thuế và lệ phí kê khai hải quan. Những hàng hóa như thế này việc làm thủ tục hải quan nhanh chóng và được miễn toàn bộ thuế, phí. Còn với những lô hàng trên 1 triệu sẽ phải tính thuế bình thường theo quy định của nhà nước.
Lệ phí hải quan là bao nhiêu?
Các đơn vị vận chuyển có thể tổng hợp nhiều đơn hàng để kê khai trên cùng 1 tờ hải quan. Mức phí hải quan, lệ phí quá cảnh đối với hàng hóa, phương tiện sẽ được tính như sau:
Phí đăng ký tờ khai hải quan: 20,000 VNĐ/ 1 tờ khai.
Lệ Phí kiểm tra, giám sát hoặc tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu mà có yêu cầu bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ: 200,000 VNĐ/ 1 đơn.
Lệ phí quá cảnh đối với hàng hóa là: 200,000 VNĐ/ tờ khai, đối với phương tiện quá cảnh đường bộ như ô tô, đầu kéo…là : 200,000 VNĐ/ phương tiện, và đối với phương tiện quá cảnh đường thủy như tàu, ca nô, xà lan…là : 500,000 VNĐ/ phương tiện.
Trên đây là cách tính thuế khi mua hàng hóa từ nước ngoài về. Hy vọng những chia sẻ này có thể giúp ích cho các bạn đang quan tâm đến việc đóng thuế khi mua hoặc nhập hàng hóa về Việt Nam.
Nếu bạn muốn nhờ dịch vụ mua hàng có thể tham khảo cách mua hàng amazon eBay