20:39 ICT Thứ ba, 12/11/2024
.

Thủ tướng: Không run sợ, không quá lo lắng nhưng không chủ quan!

Đăng lúc: Thứ ba - 25/02/2020 08:19 - Người đăng bài viết: thanhtai1403
Đây là tinh thần được Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh trong bối cảnh cả nước đang quyết liệt phòng chống dịch Covid-19. Đồng thời, Thủ tướng cho biết, Thường trực Chính phủ không phản đối khung chương trình học của Bộ Giáo dục và Đào tạo nhưng yêu cầu xem xét tình hình dịch bệnh vào phiên họp sau để có quyết định cuối cùng việc học sinh đi học trở lại.
Chiều 24.2, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ để nghe Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống dịch COVID-19 báo cáo tình hình chống dịch.
 
 Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại cuộc họp - Ảnh: VGP/Quang Hiếu

Chưa chốt ngay thời điểm học sinh đi học trở lại

Liên quan đến việc đi học của học sinh, sinh viên, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ cho biết, trong thời gian diễn ra dịch bệnh, Bộ đã phối hợp với Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch bệnh COVID-19, Bộ Y tế hướng dẫn các trường học trên cả nước vệ sinh trường học, các địa phương đã làm tốt việc này và sẵn sàng cho học sinh trở lại trường.
 

Ông Phùng Xuân Nhạ đề nghị, đối với học sinh, sinh viên là đối tượng lớn có thể chủ động phòng chống dịch, có thể cho đi học trở lại từ ngày 2/3 tới. Còn đối với học sinh mầm non, tiểu học, có thể cho lùi lại 1-2 tuần, tùy theo tình hình dịch bệnh.
 

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ (VPCP) Mai Tiến Dũng cho rằng, việc cho học sinh, sinh viên đi học trở lại cần căn cứ vào các lý do, bao gồm Việt Nam đã kiểm soát tốt dịch bệnh, trong 11 ngày qua không có ca nhiễm mới và 15/16 trường hợp nhiễm bệnh đã khỏi. Theo quy định, tỉnh Thanh Hóa đã công bố hết dịch và tỉnh Khánh Hòa chuẩn bị công bố hết dịch.
 

Thứ hai, việc tiếp tục cho học sinh nghỉ học sẽ làm phát sinh những ảnh hưởng đến gia đình, nhà trường, xã hội. Ngoài ra, học sinh từ cấp II trở lên có thể không chịu sự kiểm soát và ra ngoài có thể tiếp xúc với nguồn dịch bệnh.
 

Theo kinh nghiệm nước ngoài, các nước có dịch vẫn cho học sinh đi học như Nhật Bản, Malaysia, Singapore.
 

Việc tiếp tục cho học sinh cả nước nghỉ học sẽ gây nghi ngờ về tuyên bố của Việt Nam đã kiểm soát dịch bệnh, ảnh hưởng đến hoạt động phát triển kinh tế, xã hội của nước ta, nhất là đối với dịch vụ du lịch. Việc cho học sinh, sinh viên đi học trở lại cần căn cứ theo lứa tuổi và bậc học. Cụ thể, đối với học sinh từ bậc trung học phổ thông trở lên có thể đi học từ ngày 2/3 vì độ tuổi này có sức đề kháng tốt và ý thức tự bảo vệ bản thân tốt hơn. Như thế cũng bảo đảm thời gian thi chuyển cấp, tuyển sinh đại học và đi du học nước ngoài.
 

Đối với học sinh mầm non, tiểu học, trung học cơ sở do chưa có ý thức tự bảo vệ bản thân, sĩ số lớp học đông, có thể chưa phải đi học ngay mà nghỉ thêm một, hai tuần tùy theo diễn biến của dịch.
 

Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho biết, nếu để học sinh đi học trở lại, Hà Nội đã có chỉ đạo các trường, lớp phải đo thân nhiệt cho các cháu trước khi đến lớp và khi ra về. Đồng thời rửa tay, sát khuẩn trước khi đến lớp và ra về. 
 

Bên cạnh đó, các trường lớp cũng tăng cường vệ sinh, khử khuẩn… Các trường cũng không tổ chức chào cờ đầu tuần ở sân mà tổ chức ở trong lớp; bố trí giờ giải lao giữa các lớp lệch nhau. Không bắt buộc đeo khẩu trang khi đến lớp học.
 

Không để ai bị nhiễm bệnh mà không được biết tới
 

Phát biểu kết luận phiên họp, Thủ tướng nêu rõ dịch COVID-19 không chỉ là một thử thách đối với ngành y tế mà còn là phép thử rất thực chất về phương diện quyết tâm chính trị, hiệu lực, hiệu quả lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của các ngành, các cấp, các địa phương.

 
 Quang cảnh cuộc họp.

Toàn xã hội đã phản ứng rất trách nhiệm, nhanh chóng trước các quyết sách của Chính phủ. Chúng ta đã xử lý các bất cập rất kịp thời và quyết đoán. Nhân dân đoàn kết, tin tưởng, chia sẻ khó khăn và mục tiêu cùng với chính quyền. Trong công tác chống dịch, không có tình trạng trên nóng, dưới lạnh, hành chính quan liêu.
 

Theo Thủ tướng, nỗ lực phòng chống dịch, thái độ và ứng xử của Việt Nam đã bước đầu được quốc tế ghi nhận. Một phần thưởng rất lớn đối với chúng ta thời gian qua chính là niềm tin của nhân dân, của quốc tế vào tinh thần Việt Nam, vào quyết tâm, hiệu lực hiệu quả của hệ thống chính trị.
 

Tuy vậy, theo Thủ tướng, với trách nhiệm của mình, chúng ta cũng thấy các bất cập, tồn tại cần phải nhận diện từ thực tiễn chỉ đạo, như khả năng giám sát dịch bệnh theo khu vực địa lý chưa thích hợp. Vẫn còn một số ít ngành, địa phương còn chủ quan. Hành động tăng cường khả năng sẵn sàng ứng phó cần phải bổ sung tốt hơn.
 

Thủ tướng nhấn mạnh, tiếp tục các biện pháp phòng chống dịch hiệu quả, khống chế dịch COVID-19 tại Việt Nam một cách căn bản, không được chủ quan, coi việc chống dịch là nhiệm vụ trọng tâm, cần tập trung ở các cấp, các ngành, địa phương.
 

“Chúng ta cần phấn đấu không để ai bị nhiễm bệnh mà không được biết tới và nhanh chóng chữa khỏi cho mọi bệnh nhân COVID-19, kể cả người nước ngoài”, Thủ tướng nói.
 

Cách ly là biện pháp quan trọng. Phát hiện sớm, đề phòng chủ động. Cần cách ly kịp thời mọi đối tượng từ vùng dịch đến Việt Nam đủ 14 ngày. Theo dõi y tế kịp thời khi có bất kỳ triệu chứng nào. Các hoạt động đông người cần tiếp tục hạn chế để tránh lây lan. Không để lây nhiễm chéo xảy ra. Ngành y tế kịp thời điều trị tốt cho người bệnh, hạn chế tử vong.
 

Sau hội nghị, Thủ tướng đồng ý ban hành một Chỉ thị nữa về phòng chống dịch COVID-19.
 

Chúng ta kiên quyết nhưng bình tĩnh trong chống dịch, cố gắng thực hiện mục tiêu kép là vừa chống dịch tốt, vừa triển khai các nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm hoạt động bình thường, Thủ tướng nói và giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư cùng các bộ, ngành sớm ban hành Chỉ thị về đẩy mạnh sản xuất kinh doanh để giữ ổn định các mặt đời sống, xã hội.
 

Về một số việc cụ thể, Thủ tướng nêu rõ, khởi động du lịch Việt Nam an toàn, hàng không an toàn trong ngành văn hóa, du lịch. Các địa phương, hiệp hội, các ngành tiếp tục tìm thị trường mới, nhất là các nước ít bị dịch bệnh.
 

Các cấp, các ngành, các công ty, doanh nghiệp khắc phục sự đứt gãy trong chuỗi cung ứng do Trung Quốc, Hàn Quốc và một số nước để lại bằng những biện pháp khác, chủ động hơn. Sẵn sàng đón bắt dòng đầu tư từ nhiều nước đến Việt Nam, một điểm đến an toàn. Đẩy mạnh sản xuất, xuất khẩu ở một số ngành không bị ảnh hưởng bởi dịch như gỗ, rau củ quả, thủy sản…
 

Thủ tướng mong muốn người dân tự tin, tích cực phòng chống, bảo đảm hoạt động bình thường; cho biết, Thường trực Chính phủ không phản đối khung chương trình học của Bộ Giáo dục và Đào tạo, yêu cầu xem xét tình hình dịch bệnh vào phiên họp sau để có quyết định cuối cùng việc học sinh đi học trở lại.
 

“Không run sợ, không quá lo lắng, nhưng không được chủ quan”, Thủ tướng nói, nhấn mạnh tinh thần đoàn kết, dám nghĩ, dám làm, kỷ cương, sáng tạo.

Tác giả bài viết: ĐỨC TUÂN (CHÍNH PHỦ)
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
 
.
.
Bí thư Huyện đoàn
Tel: 05103.823.888
Hội LHTN huyện
Tel: 05103.847.383
Hội đồng đội huyện
Tel: 05103.823.888
.
.
.
.
.
.

 
  
logokn
spkn
undefined
bnvieclam
logobantin copy
ytuong

Đoàn xã Tam Lộc
Đoàn xã Tam Phước
Đoàn xã Tam Thành
Đoàn xã Tam An
Đoàn xã Tam Đàn
Đoàn xã Tam Đại
Đoàn xã Tam Thái
Đoàn xã Tam Lãnh
Đoàn xã Tam Dân
Đoàn xã Tam Vinh
Đoàn Thị trấn Phú Thịnh
Đoàn cơ sở Công an huyện
Đoàn cơ sở cơ quan Chính quyền
Chi đoàn Kho bạc nhà nước
Chi đoàn NHCS-BHXH
Chi đoàn CQQS
Chi đoàn Trung tâm y tế
Chi đoàn Cơ quan Đảng
Chi đoàn CQ MT-ĐT
Đoàn trường THPT Trần Văn Dư
Đoàn trường THPT Nguyễn Dục
.
.
Thăm dò ý kiến
.

Theo bạn tuổi trẻ Huyện Phú Ninh nên có trang tin điện tử riêng?

Rất cần thiết

Không cần thiết

Sao cũng được

  • Đang truy cập: 39
  • Hôm nay: 18490
  • Tháng hiện tại: 128413
  • Tổng lượt truy cập: 19232650
.
.
.