18:13 EDT Thứ sáu, 19/04/2024
.

Tài liệu tuyên truyền về dự án Luật đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt

Đăng lúc: Thứ năm - 02/08/2018 20:56 - Người đăng bài viết: NCN1303
1- Quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước về xây dựng đơn vị hành chính- kinh tế đặc biệt Việc nghiên cứu, xây dựng các đơn vị hành chính- kinh tế đặc biệt để tạo cực tăng trưởng, thử nghiệm đổi mới về kinh tế, quản lý, tư pháp là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, đã được xác định trong văn kiện nhiều kỳ Đại hội, các nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương, các kết luận của Bộ Chính trị và đã được thể chế hóa trong Hiến pháp năm 1992, Hiến pháp năm 2013 và nhiều đạo luật liên quan, mới đây nhất là Luật Quốc phòng.
Tài liệu tuyên truyền về dự án Luật đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt

Tài liệu tuyên truyền về dự án Luật đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt

- Văn kiện Đại hội Đảng gồm: Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X; Chiến lược phát triển kinh tế- xã hội 2011-2020; Nghị quyết Đại hội XII.

- Nghị quyết của Trung ương gồm: Nghị quyết số 04-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 4 khóa VIII (tháng 12/1997); Kết luận số 74-KL/TW ngày 17/10/2013 của Hội nghị Trung ương 8 khóa XI; Nghị quyết số 05-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 4 khóa XII (tháng 11/2016); Nghị quyết số 11-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 5 khóa XII (tháng 6/2017).

- Thông báo, Kết luận của Bộ Chính trị:

Bộ Chính trị đã có nhiều thông báo, kết luận để chỉ đạo triển khai thực hiện chủ trương của Đảng về nghiên cứu, thành lập các đơn vị hành chính- kinh tế đặc biệt, trong đó, tại Thông báo Kết luận số 21-TB/TW ngày 22/3/2017, Bộ Chính trị "Đồng ý cho thành lập ba đơn vị hành chính- kinh tế đặc biệt: Vân Đồn (tỉnh Quảng Ninh), Bắc Vân Phong (tỉnh Khánh Hòa) và Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang)".

Trong quá trình xây dựng và hoàn thiện dự án Luật Đơn vị hành chính- kinh tế đặc biệt, Đảng đoàn Quốc hội và Ban Cán sự Đảng Chính phủ đã báo cáo Bộ Chính trị về các nội quan trọng của dự án Luật để Bộ Chính trị xem xét, cho ý kiến chỉ đạo cụ thể.

- Hiến pháp và Luật

(1) Hiến pháp năm 1992 (được sửa đổi, bổ sung năm 2001) quy định Quốc hội có nhiệm vụ, quyền hạn "thành lập hoặc giải thể đơn vị hành chính- kinh tế đặc biệt" (khoản 8 Điều 84).

(2) Hiến pháp năm 2013 hiến định đơn vị hành chính- kinh tế đặc biệt là một trong bốn loại đơn vị hành chính của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Điều 110). Khoản 9 Điều 70 và khoản 1 Điều 110 của Hiến pháp quy định đơn vị hành chính- kinh tế đặc biệt do Quốc hội quyết định thành lập; khoản 2 Điều 111 Hiến pháp quy định "cấp chính quyền địa phương gồm có Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân được tổ chức phù hợp với đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo, đơn vị hành chính- kinh tế đặc biệt do luật định".

(3) Các nội dung về thẩm quyền, trình tự thành lập đơn vị hành chính- kinh tế đặc biệt, tổ chức chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính- kinh tế đặc biệt và văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt được Quốc hội quy định tại Luật Tổ chức Quốc hội năm 2014 (Điều 14), Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 (Điều 2, Điều 74 đến Điều 77), Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 (Điều 4, Điều 29).

2- Nội dung cơ bản của dự thảo Luật

Dự thảo Luật có kết cấu gồm 6 chương, 85 điều và 6 Phụ lục, kèm theo dự thảo Nghị quyết về việc thi hành Luật. Sau khi tiếp thu tối đa ý kiến xác đáng của các vị đại biểu Quốc hội, các cán bộ lão thành, chuyên gia, nhà khoa học và Nhân dân, dự thảo Luật đang tiếp tục được hoàn thiện các quy định với một số nội dung cơ bản sau đây:

Về quy hoạch: Dự thảo Luật quy định xây dựng một quy hoạch đặc khu đồng bộ với tầm nhìn dài hạn. Chính sách của Nhà nước nhấn mạnh việc xây dựng đơn vị HCKTĐB "theo hướng xanh- tri thức- bền vững, phát triển công nghệ cao, công nghiệp sáng tạo, thúc đẩy khởi nghiệp, bảo vệ môi trường thiên nhiên, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, áp dụng phương thức quản lý khoa học tiên tiến, hình thành môi trường sống văn minh, hiện đại, chất lượng cao; bảo đảm quốc phòng, an ninh, an sinh xã hội, giữ vững ổn định chính trị- xã hội, độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ tại đơn vị hành chính- kinh tế đặc biệt".

Về chính sách phát triển kinh tế- xã hội đã và đang tiếp thu chỉnh sửa theo hướng

Thứ nhất, quán triệt thực hiện các Nghị quyết Trung ương 5 về tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN; phát triển kinh tế tư nhân là động lực quan trọng; Nghị quyết Trung ương 6 về xây dựng tổ chức bộ máy tinh gọn hoạt động hiệu lực, hiệu quả.

Thứ hai, xây dựng môi trường đầu tư kinh doanh công khai, minh bạch, cạnh tranh thuận lợi thông qua thu hẹp các ngành, nghề cần thiết phù hợp về đầu tư kinh doanh có điều kiện gắn với yêu cầu thực hiện nghiêm túc nghĩa vụ, trách nhiệm của nhà đầu tư; cho phép lựa chọn áp dụng các quy định theo tập quán quốc tế đối với hợp đồng dân sự, kinh doanh, thương mại có yếu tố nước ngoài; cho phép nhà đầu tư được lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp trong hoạt động đầu tư kinh doanh tại đặc khu, trong đó có ít nhất một bên là nhà đầu tư nước ngoài tại Tòa án nước ngoài đồng thời có quy định chặt chẽ việc áp dụng pháp luật nước ngoài, tập quán quốc tế và việc công nhận, cho thi hành bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài không được gây phương hại đến quốc phòng, an ninh, chủ quyền quốc gia, truyền thống văn hóa lịch sử, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng theo quy định của luật và không được trái với những nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự Việt Nam. Đơn giản hóa thủ tục đầu tư kinh doanh tại đặc khu, phân quyền mạnh cho Chủ tịch UBND đặc khu nhưng kiểm soát chặt chẽ quyền lực trong việc xem xét, chấp thuận dự án đầu tư, rút ngắn thời gian cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư nhưng có cơ chế giám sát chặt chẽ;

Thứ ba, tạo điều kiện thuận lợi về thủ tục cho nhà đầu tư trong tiếp cận đất đai; chính sách về đất đai chặt chẽ như pháp luật hiện hành áp dụng đối với khu kinh tế (theo hướng không quy định trường hợp đặc biệt kéo dài đến 99 năm), riêng quy định về người nước ngoài sở hữu về nhà ở được quy định chặt chẽ hơn quy định hiện hành;

Thứ tư, xây dựng chính sách huy động mọi nguồn lực xã hội, trong đó ưu tiên nguồn lực từ khu vực tư nhân trong và ngoài nước và hỗ trợ có điều kiện từ ngân sách nhà nước và chỉ là "vốn mồi" do Quốc hội xem xét, quyết định để đầu tư xây dựng một số ít công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật, công nghệ cao, bền vững, hạ tầng xã hội cấp thiết và giữ gìn môi trường quan trọng của đặc khu;

Thứ năm, chính sách ưu đãi đầu tư về thuế, tiền thuê đất có trọng tâm, trọng điểm, không dàn trải, tập trung vào các dự án đầu tư thuộc các ngành, nghề ưu tiên phát triển của các đặc khu, trong đó ưu đãi cao nhất áp dụng đối với dự án đầu tư công nghệ cao, công nghiệp sáng tạo, khu hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo, nghiên cứu và phát triển, y tế, giáo dục, dự án đầu tư thuộc các ngành, nghề ưu tiên phát triển mũi nhọn của từng đặc khu và dự án đầu tư của nhà đầu tư chiến lược; không miễn tiền thuê đất đối với các dự án đầu tư còn lại;

Thứ sáu, chính sách phát triển các ngành dịch vụ, du lịch thông qua cho phép bán hàng miễn thuế; thực hiện miễn thị thực có thời hạn và cấp thị thực điện tử cho người nước ngoài như đang thí điểm; cho phép các hãng hàng không quốc tế được phép vận chuyển hàng không quốc tế kết hợp nhiều điểm, trong đó có ít nhất một điểm đến hoặc một điểm đi tại đặc khu;

Thứ bảy, chính sách ưu đãi thuế thu nhập cá nhân và chính sách đãi ngộ có tính cạnh tranh theo cơ chế thị trường nhằm thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao; từng bước đổi mới, thay thế chế độ công chức biên chế suốt đời bằng chế độ công chức theo hợp đồng làm việc tại cơ quan, tổ chức của đặc khu;

Thứ tám, chú trọng các chính sách về lao động, an sinh xã hội; quản lý chặt chẽ lao động nước ngoài, nhất là lao động phổ thông.

Về tổ chức, hoạt động của chính quyền địa phương ở đặc khu

Chương IV dự thảo Luật quy định về tổ chức chính quyền địa phương và cơ quan khác của Nhà nước ở đặc khu. Theo đó, chính quyền địa phương ở đặc khu gồm HĐND và UBND được tổ chức tinh gọn, được phân quyền thực hiện nhiều thẩm quyền của các cơ quan nhà nước cấp trên nhằm bảo đảm giải quyết nhanh chóng, kịp thời các yêu cầu của người dân, nhà đầu tư; thẩm quyền quản lý, điều hành phát triển kinh tế- xã hội được tập trung cho Chủ tịch UBND đặc khu, gắn với trách nhiệm cá nhân.

Bên cạnh các cơ chế giám sát theo quy định của pháp luật hiện hành, Dự thảo Luật quy định các cơ chế giám sát của cơ quan đại diện dân cử đối với hoạt động của bộ máy chính quyền đặc khu; tăng cường giám sát của các cơ quan của Quốc hội; công tác thanh tra, kiểm tra chuyên ngành của Thủ tướng Chính phủ và các cơ quan Nhà nước cấp trên; bảo đảm công khai, minh bạch, trách nhiệm giải trình trong hoạt động của chính quyền đặc khu.

3- Một số vấn đề liên quan nội dung của dự thảo luật được cử tri quan tâm

- Việc thành lập đặc khu hiện nay có lỗi thời không

Gần đây, các quốc gia trong khu vực và trên thế giới vẫn tiếp tục thành lập thêm các đặc khu hoặc hoàn thiện các thể chế, chính sách áp dụng cho các đặc khu hiện có như Trung quốc (thành lập ĐKKT Tiền Hải (2013), Hùng An (2017) và bổ sung chính sách ĐKKT Hải Nam (tháng 5-2018); Thái Lan (2015); Myanmar (2015); Nhật Bản (2015), Thành phố Quốc tế tự do Jeju Hàn Quốc (2011); Ấn độ hiện có 221 ĐKKT (đến tháng 9/2017). Vẫn còn nhiều nước trên thế giới đang tiếp tục xây dựng các đặc khu kinh tế để phát triển thí điểm thể chế.

- Lý do lựa chọn xây dựng 3 đặc khu

Thực hiện chủ trương, chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội và quy định của Hiến pháp về đơn vị hành chính- kinh tế đặc biệt, các kết luận của Bộ Chính trị, 3 đặc khu Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc được lựa chọn nằm trong phạm vi một đơn vị hành chính cấp huyện và có diện tích không lớn (chiếm khoảng 0,55% diện tích đất liền của cả nước) nhưng có vị trí kết nối giao thông khu vực và quốc tế thuận lợi; có khả năng phát triển thành trung tâm trung chuyển hàng hóa, hành khách quốc tế; có khả năng thu hút các dự án áp dụng khoa học công nghệ 4.0 đầu tư quy mô lớn, có khả năng tác động lan tỏa đến khu vực xung quanh.

- Về áp dụng pháp luật nước ngoài và giải quyết tranh chấp trong hoạt động đầu tư kinh doanh tại đặc khu tại tòa án nước ngoài

Dự thảo Luật cho phép lựa chọn áp dụng pháp luật nước ngoài, tập quán quốc tế đối với hợp đồng dân sự, kinh doanh, thương mại có yếu tố nước ngoài và cho phép nhà đầu tư được lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp trong hoạt động đầu tư kinh doanh tại đặc khu, trong đó có ít nhất một bên là nhà đầu tư nước ngoài tại Tòa án nước ngoài.

Tuy nhiên, để đảm bảo chủ quyền, quyền và lợi ích của phía Việt Nam, dự thảo Luật quy định chặt chẽ việc áp dụng pháp luật nước ngoài, tập quán quốc tế và việc công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài không được gây phương hại đến quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe cộng đồng theo quy định của luật và không được trái với những nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự Việt Nam và đặc biệt là chủ quyền quốc gia của Việt Nam.

- Về vấn đề quốc phòng, an ninh và đảm bảo chủ quyền quốc gia:

Về nội dung quy hoạch đặc khu: phải đáp ứng theo yêu cầu bảo đảm quốc phòng, an ninh và có phương án phân bố không gian cho hoạt động quốc phòng, an ninh (Điều 9).

Về quy định sử hữu của tổ chức, cá nhân nước ngoài: Để đảm bảo thận trọng, ngoài việc phải tuân thủ các quy định của pháp luật hiện hành của Luật Nhà ở năm 2014, dự thảo Luật quy định tổ chức, cá nhân nước ngoài không được sở hữu nhà ở tại khu vực an ninh, quốc phòng theo quy hoạch đặc khu; thu hẹp đối tượng cá nhân người nước ngoài được quyền sở hữu (chỉ bao gồm: nhà quản lý, nhà khoa học, chuyên gia giỏi của thế giới) và sẽ có quy định giới hạn tỷ lệ số lượng nhà ở mà tổ chức, cá nhân nước ngoài có cùng một quốc tịch được sở hữu tại một chung cư, một khu vực hoặc tuyến phố để đảm bảo không hình thành những khu phố tập trung người nước ngoài có cùng quốc tịch cư trú, làm ăn, sinh sống (Điều 34).

Về quản lý lao động nước ngoài: chỉ quy định đặc thù về thời gian làm việc đối với đối tượng là chuyên gia, nhà quản lý, giám đốc điều hành. Chủ tịch UBND đặc khu quy định về tiêu chí cụ thể đối với lao động kỹ thuật là người nước ngoài, nhưng không thấp hơn tiêu chí theo quy định của pháp luật hiện hành và tỷ lệ hoặc số lượng tối đa lao động kỹ thuật là người nước ngoài làm việc tại doanh nghiệp thuộc đặc khu theo ngành, nghề (Điều 46).

Về xây dựng các Đề án bảo đảm quốc phóng, an ninh: Thực hiện kết luận của Bộ Chính trị, từ đầu năm 2017 Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã giao và chỉ đạo Bộ Quốc phòng, Bộ Công an xây dựng các Đề án đảm bảo quốc phòng, an ninh và trật tự, an toàn xã hội trong các đặc khu. Sau khi Luật được ban hành, Thủ tướng Chính phủ sẽ phê duyệt các Đề án này để đáp ứng yêu cầu triển khai thi hành Luật nhằm đảm bảo vững chắc độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của đất nước.

- Về đánh giá hiệu quả phát triển đặc khu có thể tóm tắt như sau:

Việc xây dựng các đặc khu tại Việt Nam là để thí điểm: Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN, xây dựng bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, đổi mới phát triển kinh tế nhanh, bền vững, kinh tế xanh, kinh tế tri thức, công nghiệp sáng tạo, là một cực ứng phó biến đổi khí hậu; cải cách thủ tục hành chính đơn giản cho doanh nghiệp và người dân; quản lý xã hội chặt chẽ, phương pháp quản lý hiện đại, khoa học, tiên tiến, tư pháp chặt chẽ đảm bảo chủ quyền.

Ngoài ra, cơ quan soạn thảo đã phối hợp với tư vấn quốc tế đánh giá hiệu quả phát triển đặc khu và cho thấy việc thành lập các đặc khu tác động tích cực trên nhiều mặt như tăng tưởng kinh tế cao hơn, tạo thêm công ăn việc làm đảm bảo an sinh xã hội, thu hút đầu tư nước ngoài với công nghệ cao, nhất là từ các nước phát triển phương Tây, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc... để nhằm đan xen lợi ích, góp phần bảo vệ độc lập chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ, góp phần phục vụ hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN.

Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
 
.
.
Bí thư Huyện đoàn
Tel: 05103.823.888
Hội LHTN huyện
Tel: 05103.847.383
Hội đồng đội huyện
Tel: 05103.823.888
.
.
.
.
.
.

 
  
logokn
spkn
undefined
bnvieclam
logobantin copy
ytuong

Đoàn xã Tam Lộc
Đoàn xã Tam Phước
Đoàn xã Tam Thành
Đoàn xã Tam An
Đoàn xã Tam Đàn
Đoàn xã Tam Đại
Đoàn xã Tam Thái
Đoàn xã Tam Lãnh
Đoàn xã Tam Dân
Đoàn xã Tam Vinh
Đoàn Thị trấn Phú Thịnh
Đoàn cơ sở Công an huyện
Đoàn cơ sở cơ quan Chính quyền
Chi đoàn Kho bạc nhà nước
Chi đoàn NHCS-BHXH
Chi đoàn CQQS
Chi đoàn Trung tâm y tế
Chi đoàn Cơ quan Đảng
Chi đoàn CQ MT-ĐT
Đoàn trường THPT Trần Văn Dư
Đoàn trường THPT Nguyễn Dục
.
.
Thăm dò ý kiến
.

Theo bạn tuổi trẻ Huyện Phú Ninh nên có trang tin điện tử riêng?

Rất cần thiết

Không cần thiết

Sao cũng được

  • Đang truy cập: 26
  • Hôm nay: 11481
  • Tháng hiện tại: 140537
  • Tổng lượt truy cập: 17306436
.
.
.