Phát hiện 'nơi khai sinh' của người hiện đại

Tổ tiên của người hiện đại đã xuất hiện từ 200.000 năm trước tại phía bắc Botswana trước khi di cư đến các vùng đất khác trên thế giới.
 
Nhà nghiên cứu Vanessa Hayes học cách tạo ra lửa từ tộc người Khoesan. Ảnh: CNN.

Nhà nghiên cứu Vanessa Hayes học cách tạo ra lửa từ tộc người Khoesan. Ảnh: CNN.

Châu Phi được coi là cái nôi của loài người hiện đại Homo sapiens sapiens, nhưng các nhà khoa học bấy lâu nay vẫn chưa thể xác định chính xác nơi tổ tiên của chúng ta được sinh ra. Một nghiên cứu gần đây do Đại học Sydney và Viện Nghiên cứu Y khoa Garvan, Australia tiến hành dường như đã giúp chúng ta tìm ra câu trả lời.

Phát hiện, được công bố trên tạp chí Nature hôm thứ Hai, cho thấy những người hiện đại đầu tiên đã xuất hiện từ 200.000 năm trước tại vùng đất phía bắc Botswana và một phần của Namibia và Zimbabwe. Tổ tiên của chúng ta đã sinh sống và phát triển trong khoảng 70.000 năm tại khu vực này trước khi biến đổi khí hậu khiến họ phải di cư khỏi châu Phi và cuối cùng là định cư trên khắp thế giới.

Nhóm nghiên cứu cho biết đã lấy mẫu ADN từ 200 người Khoesan, tộc người cổ xưa nhất trên Trái Đất, ngày nay vẫn còn sinh sống ở Nam Phi và Namibia. Họ được cho là những người có tỷ lệ nhóm đơn bội ADN ty thể L0 (haplogroup L0) cao nhất, thứ được sử dụng để xác định các quần thể di truyền.

"ADN ty thể hoạt động giống như một bản đồ thời gian, tích lũy những thay đổi qua các thế hệ. Việc so sánh các mã ADN hoàn chỉnh giữa các cá nhân khác nhau có thể cung cấp thông tin về mức độ liên quan giữa chúng", trưởng nhóm nghiên cứu Vanessa Hayes giải thích.

Các nhà khoa học sau đó đã kết hợp với các dữ liệu khảo cổ và ghi chép địa chất để lập ra một bản đồ di truyền theo dõi nhóm ADN ty thể L0. Kết quả cho thấy nhóm ADN ty thể này đã kéo dài khoảng 200.000 năm, bắt nguồn từ một khu vực sa mạc phía nam sông Zambezi ở Botswana, được gọi là vùng Makgadikgadi-Okavango, nơi từng là hồ nước khổng lồ có diện tích lớn gấp đôi hồ Victoria ngày nay.

Nhóm nghiên cứu cũng xem xét các mô hình biến đổi khí hậu trong quá khứ nhằm tìm hiểu điều gì đã thôi thúc tổ tiên của chúng ta di cư khỏi châu Phi. 

Theo Axel Timmermann, đồng tác giả nghiên cứu, mưa lớn do biến đổi khí hậu đã mở ra những "hành lang xanh" về phía đông bắc khoảng 130.000 năm trước và sau đó là về phía tây nam cách đây khoảng 110.000 năm. Độ ẩm tăng cao tạo ra những con đường thực vật tươi tốt, dẫn lối cho loài người hiện đại di cư khỏi Botswana đến những vùng đất khác trên thế giới.

 

Nhà nghiên cứu Vanessa Hayes học cách tạo ra lửa từ tộc người Khoesan. Ảnh: CNN.

Nhà nghiên cứu Vanessa Hayes học cách tạo ra lửa từ tộc người Khoesan. Ảnh: CNN.

Châu Phi được coi là cái nôi của loài người hiện đại Homo sapiens sapiens, nhưng các nhà khoa học bấy lâu nay vẫn chưa thể xác định chính xác nơi tổ tiên của chúng ta được sinh ra. Một nghiên cứu gần đây do Đại học Sydney và Viện Nghiên cứu Y khoa Garvan, Australia tiến hành dường như đã giúp chúng ta tìm ra câu trả lời.

Phát hiện, được công bố trên tạp chí Nature hôm thứ Hai, cho thấy những người hiện đại đầu tiên đã xuất hiện từ 200.000 năm trước tại vùng đất phía bắc Botswana và một phần của Namibia và Zimbabwe. Tổ tiên của chúng ta đã sinh sống và phát triển trong khoảng 70.000 năm tại khu vực này trước khi biến đổi khí hậu khiến họ phải di cư khỏi châu Phi và cuối cùng là định cư trên khắp thế giới.

Nhóm nghiên cứu cho biết đã lấy mẫu ADN từ 200 người Khoesan, tộc người cổ xưa nhất trên Trái Đất, ngày nay vẫn còn sinh sống ở Nam Phi và Namibia. Họ được cho là những người có tỷ lệ nhóm đơn bội ADN ty thể L0 (haplogroup L0) cao nhất, thứ được sử dụng để xác định các quần thể di truyền.

"ADN ty thể hoạt động giống như một bản đồ thời gian, tích lũy những thay đổi qua các thế hệ. Việc so sánh các mã ADN hoàn chỉnh giữa các cá nhân khác nhau có thể cung cấp thông tin về mức độ liên quan giữa chúng", trưởng nhóm nghiên cứu Vanessa Hayes giải thích.

Các nhà khoa học sau đó đã kết hợp với các dữ liệu khảo cổ và ghi chép địa chất để lập ra một bản đồ di truyền theo dõi nhóm ADN ty thể L0. Kết quả cho thấy nhóm ADN ty thể này đã kéo dài khoảng 200.000 năm, bắt nguồn từ một khu vực sa mạc phía nam sông Zambezi ở Botswana, được gọi là vùng Makgadikgadi-Okavango, nơi từng là hồ nước khổng lồ có diện tích lớn gấp đôi hồ Victoria ngày nay.

Nhóm nghiên cứu cũng xem xét các mô hình biến đổi khí hậu trong quá khứ nhằm tìm hiểu điều gì đã thôi thúc tổ tiên của chúng ta di cư khỏi châu Phi. 

Theo Axel Timmermann, đồng tác giả nghiên cứu, mưa lớn do biến đổi khí hậu đã mở ra những "hành lang xanh" về phía đông bắc khoảng 130.000 năm trước và sau đó là về phía tây nam cách đây khoảng 110.000 năm. Độ ẩm tăng cao tạo ra những con đường thực vật tươi tốt, dẫn lối cho loài người hiện đại di cư khỏi Botswana đến những vùng đất khác trên thế giới.

Đoàn Dương (Theo CNN/AFP)

Tác giả bài viết: Đoàn Dương (Theo CNN/AFP)

Nguồn tin: vnexpress.net