10 câu không nên hỏi một người bạn đang thất nghiệp
Đăng lúc: Thứ hai - 07/10/2013 05:12 - Người đăng bài viết: NCN1303
(CTG) Nếu một người bạn của bạn không may rơi vào cảnh thất nghiệp, có thể bạn muốn giúp anh/cô ấy và nói với anh/cô ấy những điều phù hợp. Tuy nhiên, rất dễ có những lúc bạn vô tình nói ra những điều khiến người bạn này cảm thấy tồi tệ hơn.
Dưới đấy là 10 điều mà bạn không bao giờ nên nói với một người bạn đang thất nghiệp:
1. “Có nhiều thời gian nghỉ ngơi cũng thích nhỉ?”
Có thể bạn đang rất bận rộn với công việc và ước sao có nhiều thời gian để xem phim, chơi điện tử… như người bạn thất nghiệp của mình. Tuy nhiên, câu nói này khiến bạn trở thành một người vô tâm trước sự căng thẳng và lo lắng mà người bạn này đang phải đối mặt. Bị thất nghiệp hoàn toàn không phải là một kỳ nghỉ. Đối với nhiều người, thất nghiệp còn nhiều áp lực và “kinh khủng” hơn việc phải tới văn phòng làm việc 8 tiếng mỗi ngày.
2. “Cậu đã đi phỏng vấn bao nhiêu lần rồi?”
Chắc chắn, câu hỏi này không thể làm người bạn thất nghiệp của bạn cảm thấy dễ chịu. Nếu đã đi phỏng vấn nhiều lần, anh/cô ấy sẽ không biết giải thích như thế nào về việc vì sao vẫn chưa được tuyển dụng. Còn nếu anh/cô ấy mới đi phỏng vấn một vài lần, anh/cô ấy sẽ lo bạn nghĩ rằng cô ấy “lười” tìm việc. Đừng đặt người bạn này vào thế phải giải thích anh/cô ấy đã thành công hay thất bại như thế nào trong quá trình tìm việc. Xét cho cùng, thành công duy nhất có ý nghĩa là khi anh/cô ấy tìm được việc.
3. “Cậu đã thử tìm việc trên mạng chưa?”
Trừ phi người bạn này không biết gì về công nghệ, chắc chắn anh/cô ấy đã thử tìm việc trên mạng, thậm chí là tìm hàng ngày. Những câu hỏi kiểu như thế này có thể khiến người bạn thất nghiệp cảm thấy bực mình. Anh/cô ấy có thể cho rằng, bạn không tin vào khả năng tự tìm việc của anh/cô ấy.
4. “Tại sao cậu không thử kiếm công việc tạm thời?”
Đây có thể là một gợi ý tốt với một số người, nhưng công việc tạm thời giờ không còn là một nguồn thu nhập đáng tin cậy như trước kia. Do có quá nhiều người thất nghiệp và cùng cạnh tranh tìm việc làm, ngay cả những công việc tạm thời, nhiều người kiếm việc cho biết họ đã đăng ký tìm việc tạm thời ở nhiều văn phòng việc làm mà chẳng bao giờ được gọi.
5. “Cậu đã nộp hồ sơ cho công việc mà mình gửi chưa?”
Có thể bạn chỉ hỏi câu này để thỏa mãn trí tò mò hoặc để chứng tỏ sự quan tâm, hỗ trợ đối với người bạn thất nghiệp, nhưng câu hỏi của bạn có thể đặt người bạn vào một tình thế khó xử. Biết đâu, anh/cô ấy cảm thấy công việc mà bạn gợi ý không phù hợp, hoặc anh/cô ấy đã nộp hồ sơ nhưng không được gọi lại và câu hỏi của bạn càng khiến anh/cô ấy thêm lo lắng. Sẽ là rất tốt nếu bạn gửi các quảng cáo tìm việc mà bạn phát hiện được cho người bạn thất nghiệp, nhưng đừng tỏ ra quan tâm nhiều quá sau đó.
6. “Cậu thông minh/giỏi/có bằng cấp tốt. Lẽ ra cậu không thể khó tìm việc đến thế”
Bạn nghĩ là khi nói câu này, bạn thể hiện được sự ủng hộ với người bạn. Nhưng bởi vì người bạn đang gặp khó khăn trong vấn đề tìm việc, câu nói của bạn sẽ khiến anh/cô ấy bản thân có vấn đề (tại sao không ai muốn thuê anh/cô ấy nếu như anh/cô ấy thông minh/giỏi/có bằng cấp tốt?) hoặc khiến anh/cô ấy nghĩ rằng bạn ngây thơ, không hiểu gì về những thực tế khó khăn trên thị trường việc làm hiện nay.
7. “Dù sao thì cậu cũng chẳng ưa gì công việc cũ”
Chắc chắn là người bạn này có thể đã không ưa sếp của anh/cô ấy hoặc không có được quan hệ tốt với đồng nghiệp, nhưng với công việc đó, ít nhất anh/cô ấy cũng có thu nhập, thay vì thất nghiệp như hiện nay và chẳng có đồng thu nhập nào như hiện nay.
8. “Công ty phỏng vấn tuần trước đã gọi lại chưa?”
Hỏi câu này, chẳng khác gì bạn đang cố nhắc người bạn của mình một chuyện mà cô ấy muốn quên. Rất có thể cô ấy đã có một cuộc phỏng vấn tồi tệ và nhà tuyển dụng không bao giờ gọi lại. Nếu cô ấy có tin tốt và muốn chia sẻ với bạn, thì bạn sẽ được nghe tin đó.
9. “Hãy tới một bữa tối sang trọng/đi xem hòa nhạc/du lịch”
Không có nguồn thu nhập, người bạn thất nghiệp sẽ phải cân nhắc kỹ khi chi tiêu. Bởi thế, hãy thận trọng khi đề xuất về những hoạt động tốn kém này. Tuy nhiên, nếu bạn sẵn sàng đãi anh/cô ấy thì đừng ngại đưa ra lời mời.
10. “Mãi mà cậu chẳng tìm được việc nhỉ!”
Đừng bao giờ kỳ vọng người bạn thất nghiệp của bạn sẽ ngay lập tức tìm được việc hay bày tỏ sự ngạc nhiên khi anh/cô ấy tìm việc đã lâu mà chưa được tuyển. Trong bối cảnh kinh tế khó khăn như hiện nay, quá trình tìm việc có thể kéo dài vài tháng, hoặc thậm chí là vài năm trong một số trường hợp. Những câu nói như thế này có thể khiến người bạn thất nghiệp thêm buổn. Rất cố thể, anh/cô ấy đang vất vả, cố gắng nhiều hơn bạn tưởng nhưng vẫn chưa đạt được kết quả như mong muốn.
1. “Có nhiều thời gian nghỉ ngơi cũng thích nhỉ?”
Có thể bạn đang rất bận rộn với công việc và ước sao có nhiều thời gian để xem phim, chơi điện tử… như người bạn thất nghiệp của mình. Tuy nhiên, câu nói này khiến bạn trở thành một người vô tâm trước sự căng thẳng và lo lắng mà người bạn này đang phải đối mặt. Bị thất nghiệp hoàn toàn không phải là một kỳ nghỉ. Đối với nhiều người, thất nghiệp còn nhiều áp lực và “kinh khủng” hơn việc phải tới văn phòng làm việc 8 tiếng mỗi ngày.
2. “Cậu đã đi phỏng vấn bao nhiêu lần rồi?”
Chắc chắn, câu hỏi này không thể làm người bạn thất nghiệp của bạn cảm thấy dễ chịu. Nếu đã đi phỏng vấn nhiều lần, anh/cô ấy sẽ không biết giải thích như thế nào về việc vì sao vẫn chưa được tuyển dụng. Còn nếu anh/cô ấy mới đi phỏng vấn một vài lần, anh/cô ấy sẽ lo bạn nghĩ rằng cô ấy “lười” tìm việc. Đừng đặt người bạn này vào thế phải giải thích anh/cô ấy đã thành công hay thất bại như thế nào trong quá trình tìm việc. Xét cho cùng, thành công duy nhất có ý nghĩa là khi anh/cô ấy tìm được việc.
3. “Cậu đã thử tìm việc trên mạng chưa?”
Trừ phi người bạn này không biết gì về công nghệ, chắc chắn anh/cô ấy đã thử tìm việc trên mạng, thậm chí là tìm hàng ngày. Những câu hỏi kiểu như thế này có thể khiến người bạn thất nghiệp cảm thấy bực mình. Anh/cô ấy có thể cho rằng, bạn không tin vào khả năng tự tìm việc của anh/cô ấy.
4. “Tại sao cậu không thử kiếm công việc tạm thời?”
Đây có thể là một gợi ý tốt với một số người, nhưng công việc tạm thời giờ không còn là một nguồn thu nhập đáng tin cậy như trước kia. Do có quá nhiều người thất nghiệp và cùng cạnh tranh tìm việc làm, ngay cả những công việc tạm thời, nhiều người kiếm việc cho biết họ đã đăng ký tìm việc tạm thời ở nhiều văn phòng việc làm mà chẳng bao giờ được gọi.
5. “Cậu đã nộp hồ sơ cho công việc mà mình gửi chưa?”
Có thể bạn chỉ hỏi câu này để thỏa mãn trí tò mò hoặc để chứng tỏ sự quan tâm, hỗ trợ đối với người bạn thất nghiệp, nhưng câu hỏi của bạn có thể đặt người bạn vào một tình thế khó xử. Biết đâu, anh/cô ấy cảm thấy công việc mà bạn gợi ý không phù hợp, hoặc anh/cô ấy đã nộp hồ sơ nhưng không được gọi lại và câu hỏi của bạn càng khiến anh/cô ấy thêm lo lắng. Sẽ là rất tốt nếu bạn gửi các quảng cáo tìm việc mà bạn phát hiện được cho người bạn thất nghiệp, nhưng đừng tỏ ra quan tâm nhiều quá sau đó.
6. “Cậu thông minh/giỏi/có bằng cấp tốt. Lẽ ra cậu không thể khó tìm việc đến thế”
Bạn nghĩ là khi nói câu này, bạn thể hiện được sự ủng hộ với người bạn. Nhưng bởi vì người bạn đang gặp khó khăn trong vấn đề tìm việc, câu nói của bạn sẽ khiến anh/cô ấy bản thân có vấn đề (tại sao không ai muốn thuê anh/cô ấy nếu như anh/cô ấy thông minh/giỏi/có bằng cấp tốt?) hoặc khiến anh/cô ấy nghĩ rằng bạn ngây thơ, không hiểu gì về những thực tế khó khăn trên thị trường việc làm hiện nay.
7. “Dù sao thì cậu cũng chẳng ưa gì công việc cũ”
Chắc chắn là người bạn này có thể đã không ưa sếp của anh/cô ấy hoặc không có được quan hệ tốt với đồng nghiệp, nhưng với công việc đó, ít nhất anh/cô ấy cũng có thu nhập, thay vì thất nghiệp như hiện nay và chẳng có đồng thu nhập nào như hiện nay.
8. “Công ty phỏng vấn tuần trước đã gọi lại chưa?”
Hỏi câu này, chẳng khác gì bạn đang cố nhắc người bạn của mình một chuyện mà cô ấy muốn quên. Rất có thể cô ấy đã có một cuộc phỏng vấn tồi tệ và nhà tuyển dụng không bao giờ gọi lại. Nếu cô ấy có tin tốt và muốn chia sẻ với bạn, thì bạn sẽ được nghe tin đó.
9. “Hãy tới một bữa tối sang trọng/đi xem hòa nhạc/du lịch”
Không có nguồn thu nhập, người bạn thất nghiệp sẽ phải cân nhắc kỹ khi chi tiêu. Bởi thế, hãy thận trọng khi đề xuất về những hoạt động tốn kém này. Tuy nhiên, nếu bạn sẵn sàng đãi anh/cô ấy thì đừng ngại đưa ra lời mời.
10. “Mãi mà cậu chẳng tìm được việc nhỉ!”
Đừng bao giờ kỳ vọng người bạn thất nghiệp của bạn sẽ ngay lập tức tìm được việc hay bày tỏ sự ngạc nhiên khi anh/cô ấy tìm việc đã lâu mà chưa được tuyển. Trong bối cảnh kinh tế khó khăn như hiện nay, quá trình tìm việc có thể kéo dài vài tháng, hoặc thậm chí là vài năm trong một số trường hợp. Những câu nói như thế này có thể khiến người bạn thất nghiệp thêm buổn. Rất cố thể, anh/cô ấy đang vất vả, cố gắng nhiều hơn bạn tưởng nhưng vẫn chưa đạt được kết quả như mong muốn.
Theo Dân Trí |
Nguồn tin: thanhgiong.vn
Những tin mới hơn
- Cẩm nang xây dựng uy tín cho nhân viên mới (05/12/2013)
- 5 thói quen làm việc đáng học hỏi từ người Nhật (09/12/2013)
- Kinh nghiệm sử dụng văn phòng phẩm hiệu quả (18/12/2013)
- 10 bước để đạt sự tự tin của lãnh đạo bậc cao (28/12/2013)
- 8 việc cần chuẩn bị cho công việc trong năm 2014 (25/11/2013)
- 8 câu hỏi giúp bạn gây ấn tượng tốt với sếp (17/11/2013)
- Không nản chí khi thất bại (22/10/2013)
- Nghệ thuật phê bình nhân viên (25/10/2013)
- 11 thói quen đáng bị “tuýt còi” ở công sở (31/10/2013)
- 5 câu nói, hành động khiến bạn “mất điểm” trong cuộc phỏng vấn (20/10/2013)
Những tin cũ hơn
- Nghệ thuật phê bình nhân viên (02/10/2013)
- 5 thủ thuật lãnh đạo dành cho người hướng nội (29/09/2013)
- 14 quy tắc công sở mà nhân viên trẻ phải biết (24/09/2013)
- 5 thủ thuật lãnh đạo dành cho người hướng nội (15/09/2013)
- 6 thói quen phá hỏng sự nghiệp của bạn (08/09/2013)
- 10 hành vi dẫn tới “tấn thảm kịch” ở công sở (30/08/2013)
- Hiểu những điều nhân viên không chia sẻ (27/08/2013)
- Hiểu những điều nhân viên không chia sẻ (19/08/2013)
- Bí quyết cho những sếp muốn “được lòng” nhân viên (13/08/2013)
- 10 cách "trách cứ" giúp nhân viên tốt hơn (10/08/2013)
.
.
Liên hệ
.
.
Bí thư Huyện đoàn Tel: 05103.823.888 Hội LHTN huyện Tel: 05103.847.383 Hội đồng đội huyện Tel: 05103.823.888 |
.
.
|
.
.
-
Đoàn xã Tam Dân - Đoàn cơ sở Công an huyện: tổ chức hoạt động đền ơn đáp nghĩa
-
Đoàn xã Tam Lộc phối hợp tổ chức triển khai, tuyên truyền Luật Trẻ em
-
Đoàn xã Tam Lộc tổ chức tổng kết Tháng thanh niên; sơ kết công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi Quý I năm 2018
-
Đoàn xã Tam Vinh tiếp tục thực hiện nồi cháo Thanh niên Tháng 4
-
Đoàn thanh niên phối hợp Trung tâm VH-TT, Trung tâm HTCC xã Tam Đại và Trường tiểu học Thái Phiên tổ chức ngày hội “Văn hóa dân gian” năm 2018.
.
|
.
.
Liên kết
.
.
Đoàn xã Tam Lộc Đoàn xã Tam Phước Đoàn xã Tam Thành Đoàn xã Tam An Đoàn xã Tam Đàn Đoàn xã Tam Đại Đoàn xã Tam Thái Đoàn xã Tam Lãnh Đoàn xã Tam Dân Đoàn xã Tam Vinh Đoàn Thị trấn Phú Thịnh Đoàn cơ sở Công an huyện Đoàn cơ sở cơ quan Chính quyền Chi đoàn Kho bạc nhà nước Chi đoàn NHCS-BHXH Chi đoàn CQQS Chi đoàn Trung tâm y tế Chi đoàn Cơ quan Đảng Chi đoàn CQ MT-ĐT Đoàn trường THPT Trần Văn Dư Đoàn trường THPT Nguyễn Dục
|
.
.
Thăm dò ý kiến
.
|
.
.
.